Mẹo kỹ thuật: Làm bù trừ kiểu lăn bánh. - Hunter Vietnam
Đ/tạo Thực hành

Mẹo kỹ thuật: Làm bù trừ kiểu lăn bánh.

29/11/2020

Làm bù trừ 4 bánh là một bước tối quan trọng trong quy  trình chỉnh góc đặt bánh xe. Làm bù trừ bằng phương pháp lăn bánh cho phép bạn thực hiện công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Các target phải được gắn chắn chắn và không được dịch chuyển vị trí trong quá trình làm bù trừ. Bất kì sự dịch chuyển vị trí nào trong hoặc sau quá trình bù trừ đều làm cho các target đưa tín hiệu sai liên quan đến góc camber và độ chụm.

Thiết kế ” cầu nối” của đĩa quay cầu nâng Hunter đảm bảo không có bậc khi lăn bánh

Các target  phải được lắp vào bánh xe đều nhau về khoảng cách để xác định đường tâm hình học của xe. Các target  lắp trên cùng một trục bắt buộc phải được lắp cùng một khoảng cách với bánh xe. Lắp target có khoảng cách khác nhau giữa cầu trước và sau được chấp nhận.

Khi làm bù trừ bằng phướng pháp lăn bánh, xe phải được lăn sao cho không được gây ảnh hưởng đến hệ thống treo và làm xoay bánh dẫn hướng. Việc tác động vào ba-đờ-sốc hoặc thân xe để kéo hoặc đẩy xe sẽ làm thay đổi trạng thái của hệ thống treo. Còn nếu tác động vào bánh trước để đẩy xe thì sẽ làm tay lái bị vẹo. Làm thay đổi trạng thái giảm xóc hoặc làm tay lái bị xoay sẽ làm tác động đến quy trình làm bù trừ và do vậy sẽ cho ra kết quả sai. Trong đa số trường hợp phương pháp tốt nhất để  làm bù trừ lăn bánh là đẩy dùng bánh sau.

Bề mặt cầu nâng dùng để lăn xe phải phẳng, không lồi lõm, không có các vật cản trở chuyển động. ( Loại cầu nâng có mặt trên tạo nhám, và có nhiều thanh bậc không phù hợp với quy trình làm bù trừ lăn bánh xe) Thường đại đa số những cầu nâng chỉnh góc lái của các hãng khác ( không phải của Hunter làm) đều có vùng bị lõm  giữa phần đĩa xoay và bề mặt của cầu nâng. Hunter xử lý vấn đề này bằng chế tạo một “cầu nối” sẽ được tự động nâng lên ngay trước khi quá trình bù trừ diển ra. Nếu không có ” cầu nối” này quá trình bù trừ sẽ bị sai lệch bởi khi lăn xe qua hõm này sẽ làm thay đổi hướng bánh xe trước hoặc thay đổi trạng thái hệ thống treo.

Thuật ngữ “lúc vào – lúc ra” được áp dụng để mô tả quá trình bù trừ lăn bánh này.Khi chỉnh góc đặt bánh xe – hãy để ý từng chi tiết nhỏ nhất khi làm bù trừ và kết quả sẽ chính xác hơn và xe của bạn không phải làm đi làm lại nhiều lần.

Nguồn: Hunter Engineering Company